Thứ Năm, Ngày 26 Tháng 12 Năm 2024

Vụ Cát Tường: Đến lúc tranh nhau nhận trách nhiệm

Thứ Bảy, 11/01/2014 03:08
Ngày 28/10, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Y tế, ngành y tế Hà Nội và chính quyền địa phương nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân.

 Cùng nhau nhận trách nhiệm

Theo VnExpress, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận trách nhiệm của ngành trong việc đôn đốc thực hiện việc kiểm tra giám sát các cơ sở. Thẩm mỹ viện Cát Tường đã được Quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép kinh doanh nhưng chưa lên Sở Y tế để làm thủ tục cấp giấy phép hành nghề. Sở cũng đã họp lãnh đạo và các bộ phận để kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận lỗ hổng trong quản lý các cơ sở y tế tư nhân. Ảnh: VNE

Thừa nhận sự việc này có phần trách nhiệm của địa phương, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Đình Phong cho biết, đã giao các cơ quan có trách nhiệm kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan. Tuy nhiên, theo ông Phong, do trên địa bàn có hơn 500 cơ sở y tế tư nhân, 17 bệnh viện công và tư nên trách nhiệm quản lý rất nặng nề, khối lượng công việc quá lớn trong khi nhân lực lại ít.

Cũng đề cập tới việc quản lý cán bộ, ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chia sẻ, các bác sĩ làm ở ngoài đa phần giấu bệnh viện nên họ không báo cáo thì bệnh viện không thể biết. Bệnh viện chỉ xác nhận bác sĩ làm chuyên khoa gì, bao nhiêu năm chứ không biết đã được cấp phép chưa.

Theo ông Quốc Anh, nên có quy định để địa phương và bệnh viện quản lý các cơ sở khám chữa bệnh này tốt hơn. Sắp tới bệnh viện sẽ yêu cầu tất cả bác sĩ hành nghề y dược tư nhân đều phải báo cáo làm ở đâu, cam kết làm đúng pháp luật.

Lỗ hổng trong quản lý

Sau khi nghe các báo cáo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra lỗ hổng trong cơ chế quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Cụ thể, với cơ chế hiện nay, thẩm mỹ viện Cát Tường chưa được cấp giấy phép hành nghề nhưng vẫn hoạt động 6 tháng mà không ai biết, nếu quận không kiểm tra.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận lỗ hổng trong quản lý hiện nay là thanh tra chỉ đi kiểm tra các cơ sở đã được cấp phép, bỏ sót nơi làm chui, trong khi Nghị định xử phạt hành chính chưa nghiêm. Đơn cử, phòng khám Maria gây chết người nhưng chỉ bị xử phạt hành chính 25-30 triệu đồng, rút giấy phép, sau vẫn được hoạt động lại.

"Cả nước có gần 300 thanh tra, trong đó tập chung chủ yếu ở Hà Nội, có tỉnh chỉ có 2-3 thanh tra; trong khi có rất nhiều lĩnh vực khác nhau không thể kiểm tra hết được”, Bộ trưởng Tiến nói và cho biết, cần xem lại việc cấp giấy phép kinh doanh của quận có đúng không, không thể ghi chuyên khoa sâu là thẩm mỹ viện. Còn Sở Y tế Hà Nội cần làm rõ trách nhiệm khi để tồn tại cơ sở hoạt động không phép tới 6 tháng.

Bộ trưởng cũng cho hay, trong văn bản sắp tới sẽ bổ sung vai trò của cấp quận huyện, phường, trạm y tế xã phường, đồng thời quy định những bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập có phòng khám ngoài giờ phải báo cáo giám đốc bệnh viện về chứng chỉ hành nghề do Sở cấp, cùng giấy phép kinh doanh...

Chốt lại cuộc họp, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo các bác sĩ đang hành nghề tư nhân phải báo cáo lãnh đạo bệnh viện và khẳng định tuân thủ pháp luật, nếu không sẽ phải ngừng. Bộ Y tế chỉ đạo vấn đề này và tự đánh giá xem có trách nhiệm gì trong việc quản lý bác sĩ.

Bên cạnh việc yêu cầu Hà Nội rà soát trách nhiệm của Sở Y tế, quận, phường liên quan và có kết luận trước ngày 5/11, ông Nhân cũng đề nghị Bộ Y tế cần bổ sung giải pháp để tránh tình trạng có giấy phép kinh doanh nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề mà đã hoạt động.

Đùn đẩy trách nhiệm trước đó

Trên thực tế, việc các bên có liên quan đoàn kết cùng nhau nhận trách nhiệm trong cuộc họp đã khiến dư luận vô cùng bất ngời bởi trước đó ngay sau khi vụ việc diễn ra Sở Y tế Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai đã không ngại ngần đùn đẩy, 'đá quả bóng trách nhiệm' qua khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Theo đó, ngày 27/10, trả lời trên báo Đất Việt, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở y tế, đồng thời là phát ngôn của Giám đốc Sở đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm của sở: "Không phải trách nhiệm của Sở Y tế. Phòng y tế, trực thuộc ủy ban quận, quận phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Sở chỉ phối hợp, tham mưu giúp thành phố về chuyên môn nghiệp vụ chứ họ hoàn toàn chủ động tự làm. "

Về việc bác sĩ chuyên khoa xương đăng ký hành nghề khám chữa bệnh, lại hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ mà Sở Y tế không biết, quận cho qua, Phòng Y tế không nắm được, đại diện của Sở Y tế Hà Nội cũng không ngại ngần phủ nhận trách nhiệm và 'đá quả bóng' sang bệnh viện Bạch Mai: "Đăng ký kinh doanh là khác ví dụ như thẩm mỹ viện nếu chỉ làm đẹp, massage là kinh doanh không có điều kiện không cần phải xin phép Sở Y tế. Sở chỉ quản lý lĩnh vực khám chữa bệnh. Còn việc hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ là do Bệnh viện Bạch Mai xác nhận hành nghề, không liên quan đến Sở".

Nay sao khi được nhận bóng từ Sở Y tế Hà Nội, bệnh việ Bạch Mai - đơn vị mà bác sĩ Tường làm việc trước khi xảy ra vụ việc đã ngay lập tức lên tiếng phản pháo. Theo TS. BS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) Sở Y tế Hà Nội nói vụ việc gây chết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường không liên quan tới mình là vô trách nhiệm.

Ông Hùng cho biết: "Bệnh viện Bạch Mai chỉ chịu trách nhiệm liên đới trong vụ việc đau lòng này, giống như việc người cha có đứa con mắc trọng tội vậy. Chứ không phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính quản lý nào trong vụ việc này cả".

 
 
Mai Anh (Tổng hợp từ VNE, ĐVO)
Theo Phunutoday

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân