Thứ Sáu, Ngày 29 Tháng 3 Năm 2024

Thói xấu: Kỳ thị giọng nói chốn công sở

Thứ Ba, 15/07/2014 09:09
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, vì thói xấu thành kiến giọng vùng miền chốn công sở rất phổ biến nên đa số ứng cử viên khi đi xin việc, thậm chí nhiều công nhân viên phải tự tập và điều chỉnh giọng nói của mình cho phù hợp với môi trường, con người mà họ hàng ngày tiếp xúc, làm việc cùng. Bởi điều họ lo sợ nhất là bị “kỳ thị giọng nói”.

 Thực tế, thói xấu phân biệt giọng nói vùng miền cần phải được đặt sự quan tâm lớn ngang với những thói xấu khác, như: nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ hay phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.

Từ trước tới nay, rất nhiều nơi mặc định việc “xôn xao” vì nhân viên nào đó trong công ty có giọng nói ở vùng miền khác là điều tất yếu, bình thường. Nhưng giờ chúng ta cần có những lối suy nghĩ khác đi, cần lên tiếng để chống lại thành kiến giọng vùng miền chốn công sở.

Theo tiến sĩ  Alex Baratt, giảng viên nghiên cứu ngôn ngữ học trường Đại học Manchester cho biết: “Sinh ra ở vùng đất nào thì con người ta sẽ có giọng nói đặc trưng của vùng miền đó nhưng khi họ tiến xa khỏi vùng quê của mình đề tìm kiếm công việc yêu thích thì lại bị cản trở bởi chính giọng nói khác biệt so với nơi họ tìm việc. Trước kia họ bị bàn tán, bị chọc quê, bị phân biệt, vậy nên bây giờ rất nhiều người đang cố gắng dùng giọng giả của mình để cố gắng thích ứng với ngôn ngữ nơi họ làm việc”.

1405332595 cong so 1 Thói xấu: Kỳ thị giọng nói chốn công sở


Rất nhiều người hiện nay đã phải thay đổi cả giọng nói, tiếng vùng miền đặc trưng vì  sợ những nhận thức tiêu cực có thể cản trở, ảnh hưởng tới công việc của họ (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Baratt đang là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong cho phong trào: “Nói không với kỳ thị giọng nói vùng miền chốn công sở”. Tiến sĩ nhấn mạnh việc cần thiết và nghiêm trọng của vấn đề này cần được so sánh ngang bằng với phân biệt về giới tính, tôn giáo, chủng tộc, tuổi tác, màu da…

Tiến sĩ Baratt nói thêm: “Chúng ta nên thừa nhận mọi giọng điệu khác nhau của mỗi con người, mỗi vùng miền bởi, đó không phải là điều gì xấu xa, cũng không gây ảnh hưởng xấu tới bất kỳ ai. Bản chất chỉ là hai giọng điệu không giống nhau. Thật bất công nếu chỉ vì không giống nhau về ngữ điệu lời nói mà tỏ ra kỳ thị, coi thường hay ghét bỏ họ. Một môi trường làm việc tốt, một xã hội phát triển toàn diện sẽ cần những biện pháp chống lại sự kỳ thị giọng nói vùng miền”.

Theo một nghiên cứu trên hơn 7000 học sinh, sinh viên, các công nhân viên chức tại các trường học, công ty khác nhau cho kết quả: 2/3 số người được hỏi cho rằng, họ sẽ cố gắng đứng trước gương mỗi ngày để thay đổi giọng nói bản sắc của mình sao cho phù hợp với nơi học tập, làm việc. Họ cho rằng, nếu có một giọng nói giống mọi người nơi làm việc sẽ là một thuận lợi bởi, họ biết chắc mình sẽ bị phân biệt giọng nói trong tương lai. Chỉ một lượng ít số người được hỏi dám tự tin thể hiện bản thân với đúng chất giọng thật của mình.

Theo kết quả trên có thể thấy rằng, có giọng nói khác vùng miền là một điều tự ti và gây áp lực khá nặng nề ở mọi nơi. Ví dụ như ở trường học, nhiều giáo viên thực sự cảm thấy tự ti và đã phải thay đổi giọng của mình để có một cái nhìn tích cực hơn từ phía học sinh và bạn đồng nghiệp của mình.

Được hỏi về cảm nhận khi phải thay đổi chính giọng nói mẹ đẻ của mình, những người này cho biết họ rất buồn, cảm thấy bất công và thấy bản thân thật giả tạo.


Đúng vậy, phải là những người trong cuộc mới có thể hiểu được nỗi bức xúc về thói xấu kỳ thị giọng nói. Vậy nên tiến sĩ Baratt lên tiếng kêu gọi tất cả mọi người chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này tích cực hơn và có những biện pháp nhằm xóa bỏ thói xấu này vì môi trường xã hội phát triển toàn diện và công bằng hơn trong tương lai.

 

Nguồn Tri Thức Trẻ

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân