Thứ Ba, Ngày 16 Tháng 4 Năm 2024

Na Uy quan tâm diễn biến Biển Đông

Thứ Tư, 25/06/2014 12:00
Một quan chức hàng đầu trong quốc hội Na Uy bày tỏ sự quan tâm đối với tình hình Biển Đông, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

 

Bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy. Ảnh: theforeigner

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ Việt Nam hôm 20/6 gặp làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy, tạitrụ sở quốc hội nước này. 

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, tại cuộc gặp, bà Mai thông báo với ủy ban về việc Trung Quốc từ ngày 2/5 đưa và đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặcg hộ tống gồm hàquyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Nước này còn đem theo lực lượnng trăm tàu chấp pháp, tàu chiến, máy bay quân sự. 

Đại sứ Việt Nam nêu rõ việc làm sai trái của Trung Quốc và chủ trương của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan và lực lượng hộ tống, cùng Việt Nam đối thoại tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một thành viên, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với các nước ASEAN năm 2002 (DOC).

Tiếp đó, đại sứ Việt Nam trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (UBĐNQH) Việt Nam Trần Văn Hằng gửi bà Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy thông cáo của Quốc hội Việt Nam về việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Ông Hằng đề nghị quốc hội Na Uy cùng quốc hội các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng quốc hội và nhân dân Việt Nam lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Bà Huitfeldt cám ơn đại sứ Mai thông báo tình hình, bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bà cũng hứa sẽ chuyển đề nghị của ông Hằng tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy.

Nguồn VnExpress

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân