Thứ Hai, Ngày 23 Tháng 12 Năm 2024

Hồi sinh những cuộc đời lầm lỡ

Thứ Năm, 15/02/2018 08:36
Nguyễn Thị Thu Hà bị Công an tỉnh Thái Nguyên bắt khi mua bán trái phép 2 bánh heroin vào năm 2016.

Với số lượng lớn ma tuý như vậy, Hà “nắm” chắc trong tay mức án tử hình nên chán nản và tìm cách quậy phá. Phòng giam của Hà cạnh phòng của các đối tượng vị thành niên nên Hà trở thành “thủ lĩnh” của nhóm này.

Hàng ngày, ngoài việc dùng trí tuệ cho việc đối phó cơ quan điều tra, Hà còn xúi giục đám “trẻ con” quậy phá. Từ trong phòng giam, cô ta nói rất to ra bên ngoài, “xui” các đối tượng chống đối cán bộ.

Nghe lời Hà, số đối tượng vị thành niên cũng tìm mọi cách để gây khó khăn cho cán bộ, từ việc không khai báo thành khẩn, đến reo hò ầm ĩ lúc nửa đêm. Chúng gọi Hà là “mẹ Hà” và nghe lời răm rắp. Đặc biệt sau khi xét xử xong, Hà bị tuyên án tử hình khiến cô ta càng quậy phá hơn.

Xác định để đảm bảo an ninh, an toàn trại giam, cảm hoá, giáo dục các can, phạm nhân, đặc biệt là số đối tượng vị thành niên thì việc đầu tiên là cảm hoá được “mẹ Hà”. Chính vì vậy, đại tá Nguyễn Quốc Hiệu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ cũng như gặp gỡ, nắm bắt tâm lý người này.

Biết Hà có đứa con trai 15 tuổi, khi mẹ bị bắt đã chán nản, bỏ học theo chúng bạn chơi bời, đứa con gái mới 3 tuổi đang cần bàn tay mẹ chăm sóc nên Hà rất lo lắng cho con. Từ đó, anh Hiệu động viên Hà, phân tích để Hà thấy được đúng sai, cải tạo tốt để có cơ hội được về với các con...

hoi sinh nhung cuoc doi lam lo - 1

Đại tá Nguyễn Quốc Hiệu, nguyên giám thị trại tạm giam công an tỉnh Thái Nguyên động viên phạm nhân Nguyễn Thị Thu Hà.

Mới đó mà đã hơn 10 năm trôi qua, Nguyễn Thị Thu Hà đã được chủ tịch nước ân giảm án tử hình xuống chung thân, hiện thi hành án tại Trại giam Phú Sơn 4.

Trong câu chuyện với chúng tôi, mỗi khi nhắc đến đại tá Nguyễn Quốc Hiệu, Hà lại sụt sịt khóc: “Tôi không bao giờ nghĩ mình có được ngày hôm nay, tôi được hồi sinh thế này một phần là nhờ Giám thị Hiệu”.

Hà kể, sau khi bị bắt, đặc biệt là lúc bị tuyênán tử hình, cô ta thấy cuộc đời coi như chấm hết, không còn chút hi vọng nào nên chán nản, bất cần, tìm cách quậy phá. Sau khi được ông Giám thị quan tâm, động viên, Hà bắt đầu suy nghĩ lại, thấy đúng như lờiông Giám thị nói, rằng dù phạm tội, nhưng biết hối hận thì sẽ bớt lỗi lầm.

Hà kể: “Có lần, tôi bị giời leo sưng từ cổ đến mặt, ngứa ngáy, đau nhức không chịu nổi. Ông giám thị nhờ người mua thuốcở Viện da liễu cho tôi bôi. Nhờ đó, tôi khỏi bệnh. Tôi bị cao huyết áp, ông ấy bỏ tiền cho tôi mua thuốc điều trị... Những việc làm đó, tôi không sao quên được. Tôi tự thấy mình phải sống có trách nhiệm hơn cho dù ngày mai có “đi” cũng cam lòng. Từ đó, tôi động viên “bọn trẻ con” ngoan ngoãn, hợp tác với cơ quan điều tra, khai báo thành khẩn”.

Cơ hội được sống lần thứ 2 đối với Hà vào một ngày cuối năm 2010. “Lúc đó, tôi ở trong phòng biệt giam hơn 2 năm. Vào buổi chiều, cán bộ mở cửa cho tôi, nói là chị ra gặp ngời nhà. Tôi ngạc nhiên vì tháng đó ngườiđã thăm gặp rồi, hay là đến giờ phải “đi” rồi nên trong lòng bồn chồn lắm.

Ra đến khu vực chòi gác, tôi thấy rất đông cán bộ, cả Toà án nữa nên càng phân vân. Ông giám thị hồ hởi “chúc mừng chị”, thế là tôi viết tôi được sống. Tôi muốn hét lên, muốn ôm tất cả mọi người nhưng cứ đờ ra. Khi cán bộ đọc quyết định của Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, tôi thấy người bay bay trên mây...”.

Hà sụt sịt: “May có ông Giám thị và các cán bộ ở Trại tạm giam giúp tôi hiểu được giá trị của sự sống. Đặc biệt là ông Bộ, bác sĩ ở trạm xá. Tôi nhiều bệnh tật, hay làm phiền nhưng ông bác sĩ rất quan tâm, không bao giờ cáu gắt, thường động viên tôi uống thuốc đầy đủ, đúng giờ cho bệnh mau khỏi”.

Thoát án tử, Hà được thi hành ở Trại giam Phú Sơn 4. Công việc lao động cải tạo thủ công cũng không dễ dàng với người phụ nữ ngoài 50 tuổi như Hà nhưng cô ta luôn cố gắng hết khả năng của mình, đạt và vượt kế hoach trại giao.

Tư tưởng thoải mái, yên tâm cải tảo, nên Hà thấy mình trẻ khoẻ hẳn ra. Hà kể rằng dù cô phạm lỗi lầm nhưng rất may vẫn được bố mẹ chồng thương yêu, thường xuyên lên thăm, mong chờ cô ta trở về để lo cho gia đình. Sau khi Hà bị bắt, đứa con trai bỏ học, chồng chán nản bán nhà rồi dắt các con về nhà nội.

Gần 12 năm qua, ông bà nội cưu mang cả 3 bố con, cháy lớn giờ cũngđi làm, bắt đầu lo cho cuộc sống của bản thân. Đứa con gái lúc Hà bị bắt mới 3 tuổi, giờđã sang 14 tuổi, đang học lớp 9.

“Cũng may cháy học giỏi cán bộ ạ. Cháu ngoan lắm, tôi thấy mình thật may mắn, mặc dù sai lầm nhưng được mọi người quan tâm, giúp đỡ”. “Ở đây, các cán bộ cũng tốt lắm, thường động viên tôi và các phạm nhân khác. Chúng tôi được học nghề may thủ công, chị em nào làm tốt sau này ra đời có thể kiếm sống được”.

hoi sinh nhung cuoc doi lam lo - 2

Phạm nhân Nguyễn Thị Thu Hà kể về hành trình hướng thiện của mình.

Khi biết đại tá Nguyễn Quốc Hiệu đến thăm, Hà sửng sốt, nghẹn lời. Rồi hỏi thăm từng cán bộ ở trại tạm giam và nhờ đại tá Hiệu gửi lời cảm ơn họ. Nhận những lời dặn dò của đại tá Hiệu, Hà hứa sẽ cố gắng cao nhất để hướng thiện, hi vọng có ngày được trở về.

Cũng như Hà - một người phụ nữ khác được học hành tử tế, có công ăn việc làm ổn định nhưng phạm vào trọng tội đó là Trương Thị Thưa. Thưa vốn là dược sĩ, nổi tiếng trong vụ án giết chồng, mang xác đi khắp nơi (từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn rồi quay về Thái Nguyên) để giấu, lôi cả mẹ đẻ và 2 người họ hàng vào vòng lao lý.

Vợ chồng Thưa vốn kinh tế khá giả, vợ bán thuốc tây, chồng cho thuê xe tự lái. Vụ án xảy ra đêm 10/11/2013 chồng Thưa bảo đưa 60 triệu để đánh bạc, Thưa không đưa nên bị chồng đánh, rút kiếm ra doạ. Trong lúc xô xát, Thưa giằng được kiếm sát hại chồng, sau đó đưa về quê ở Lạng Sơn nhờ người chôn, nói dối là chồng bị bạn cờ bạc sát hại nên phải chôn giấu giếm, sợ bị báo thù.

Biết tin này, mẹ Thưa đã nghi ngờ, truy hỏi con gái. Không thể giấu được mẹ, Thưa thú nhận giết chồng. Nghe thế, mẹ đẻ Thưa không đồng ý cho chôn tại Lạng Sơn mà yêu cầu Thưa đưa về Thái Nguyên. Tuy nhiên, cũng do quá thương con, người mẹ này không cáo tội lỗi của con mình mà giấu nhẹm đi. Về phía Thưa, sau khi không chôn được xác chồng ở Lạng Sơn, cô ta thuê ôtô chờ quay lại Thái Nguyên rồi ném xuống sông Cầu để phi tang. Vụ án bị phanh phui khi người dân phát hiện có xác người...

Mất chồng, mất gia đình, hai đứa con bơ vơ, mẹ đẻ, anh họ cũng vào tù... mọi cánh cửa đối với Thưa dường như đóng sập lại, cô ta vô cùng tuyệt vọng. Chỉ một điều duy nhất Thưa nghĩ đến là tự tử để thoát khỏi cuộc đời này.

Đối với những người làm công tác quản lý trại giam, việc trông giữ cải tạo một con người đã khó nhưng cảm hoá, thuyết phục, canh giữ người có ý định tự tử khó gấp trăm lần. Ngoài việc cử người canh gác 24/24, điều mà đại tá Nguyễn Quốc Hiệu trăn trở, là làm thế nào để thuyết phụ Thưa từ bỏ ý định tự tử, làm thế nào để cô ta có niềm tin vào cuộc sống, muốn sống tiếp, muốn được chuộc lại lỗi lầm...

Với tâm nguyện đó, anh dành nhiều thời gian nói chuyện với Thưa, phân tích để Thưa thấy rằng việc phạm tội của cô chỉ là do nóng giận nhất thời, mọi việc diễn ra sau đó là bản năng nên hoàn toàn có cơ hội để sửa chữa. Rồi anh phân tích về tương lai của hai đứa con sẽ thế nào nếu mẹ tiêu cực tự sát và sự trả nghĩa với mẹ già không may bị vướng vào vòng lao lý.

Cứ như thế, mưa dần thấm lâu, dần dà, tâm lý của Thưa ổn định hơn. Đặc biệt, khi Thưa ốm đau, các cán bộở trại tạm giam tận tình chăm sóc, các con của Thưốm, cán bộ cũng nhờ người giúp đỡ. Cảm động trước những ân tình đó, Thưa đã thôi ý định muốn chết.

Đến bây giờ, khi đã “yên vị” với mứ án chung thân ở Trại giam Phú Sơn 4, có nhiều thời gian nghĩ về những điều đã qua, Trương Thị Thương dành hết thời gian, sức lực cho việc cải tạo để bù đắp lỗi lầm, để sớm được về với mẹ già, con nhỏ. Thưa hiểu rằng, chỉ có sự hướng thiện mới nhanh giúp mình trở về. “Tôi phải sống, phải lao động, cải tạo để có ngày trở về còn bù đắp những mất mát, thiệt thòi cho gia đình, người thân và những đứa trẻ, bởi tôi đã sai quá nhiều...”, Trương Thị Thương cho biết.

Cầm trên tay lá thư phạm nhân Trương Thị Thương viết cho mình, đại tá Nguyễn Quốc Hiệu xúc động khi đọc những dòng chữ ngay ngăn của Thưa: “ Nghĩ về cuộc đời, tôi thấy tiếc vì mình đã cố gắng học hành, bươn chải nhiều để có được một tương lai tốt đẹp, vậy mà trong phút chốc, mọi thứ bị huỷ diệt trong chính tay của mình. Điều tôi day dứt nhất bây giờ là tương lai của những đứa trẻ, về sự phát triển nhân cách, cuộc sống của chúng...”.

Vậy đó, là người mẹ, dù gây ra tội ác tày trời nhưng họ vẫn là người mẹ tuyệt vời của những đứa con, trong hoàn cảnh nào đó cũng luôn chăm lo cho con. Đây cũng chính là “điểm sáng” mà những người làm công tác quản lý, giáo dục phậm nhân thường tận dụng để giáo dục, cảm hoá, khơi dậy trong họ nhữngđiều thiện lương nhất.

“Là người có học nên tôi hiểu giá trị của sựđộng viên kịp thời về mặt tinh thần, tôi đã lấy đó làm nghị lực để vượt qua những lần muốn tự tử. Nhờ đó, giờđây, tôi muốn được sống...”, Trương Thị Thưa cho biết.

Kể về cuộc sống hiện tại ở Trại giam Phú Sơn 4, Trương Thị Thưa cho biết cô đang cải tạo ở đội 39, làm may. Thưa được cán bộ quản giáo thường xuyên giúp đỡ, động viên tinh thần đã ổn định, luôn hoàn thành chỉ tiêu lao động, được xếp loại khá.

Một cái tết nữa lại về, những cây đào phai trong khuôn viên trại giam Phú Sơn 4 đã bật lên chồi biếc. Trong trại, khuôn viên được chỉnh trang sạch đẹp, các phòng giam được trang trí khác sinh động, ấm cúng. Trương Thị Thưa, Nguyễn Thị Thu Hà và các phạm nhân được trịa tạo điều kiện lên Trung tâm hướng thiện Phúc Bình An để lễ Phật cầu năm mới an lành để tiếp tục vượt qua lỗi lầm trở thành người có ích.

Hồi ức kinh hoàng của cô gái bị bắt cóc làm nô lệ tình dục hơn 3.000 ngày
8 năm rưỡi bị bắt cóc làm nô lệ tình dục là quãng thời gian kinh hoàng nhất cuộc đời của cô gái Natascha Kampusch.

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân