Thứ Hai, Ngày 23 Tháng 12 Năm 2024

Đống vàng trong bao lúa sẽ thuộc về ai nếu không có người đến nhận?

Thứ Năm, 08/03/2018 07:25
Chủ nhà máy xay xát phát hiện đống vàng trong bao lúa cho biết chưa thể bàn giao tài sản cho cơ quan chức năng vì còn phải giữ một số chi tiết bí mật.

dong vang trong bao lua se thuoc ve ai neu khong co nguoi den nhan? - 1

Số vàng phát hiện được trong bao lúa (ảnh minh họa)

Ngày 7.3, ông Lê Quang Thắng (51 tuổi, chủ nhà máy xay xát lúa ở thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết vẫn chưa tìm được người mất vàng để trả lại.

Theo ông Thắng giữa tháng 1, trong lúc xay xát gạo, gia đình ông Thắng phát hiện bịch vàng giấu trong bao lúa mà ông mua lại của người dân để xay gạo bán. Đợi khá lâu nhưng không có ai đến nhận, gia đình ông Thắng thông báo trên phương tiện truyền thông tìm người mất với hy vọng sẽ sớm bàn giao lại số vàng này.

Tuy nhiên, những ngày gần đây rất nhiều người đã trực tiếp đến và liên hệ qua điện thoại tự nhận mình là chủ nhân của số vàng này. “Tất cả họ đều tự nhận và không phải là chủ nhận thực sự của số vàng trong bao lúa. Họ trả lời rất nhiều chi tiết sai và không chính xác nên vợ chồng tôi chưa thể bàn giao số vàng này”, ông Thắng nói.

Trong cùng diễn biến, chiều 6.3, chính quyền địa phương đã mời ông Thắng lên làm việc về số vàng này. Tại buổi làm việc, ông Thắng cho biết sẽ tiếp tục giữ số vàng để đảm bảo một số chi tiết bí mật khi có người đến nhận.

Về vấn đề trên, luật sư Hồ Nguyên Lễ - Giám đốc Công ty Luật Tín Nghĩa cho biết theo Điều 230 Bộ luật dân sự năm 2015 người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó. Hoặc giao nộp cho địa phương để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Điều 230 Bộ luật dân sự năm 2015 không qui định bắt buộc người phát hiện tài sản phải giao nộp tài sản cho chính quyền. “Người phát hiện chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương để thông báo, còn người phát hiện vẫn có quyền tạm giữ tài sản cho đến khi tìm được người chủ sở hữu. Trừ trường hợp tài sản đó thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước người phát hiện không có quyền tạm giữ”, luật sư Lễ cho biết.

Một số trường hợp tự nhận là chủ nhân của số vàng trong bao lúa, luật sư Lễ cho biết nếu không phải tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà cố tình tự nhận tài sản thì có thể vi phạm hình sự về hình vi cố tình chiếm hữu không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan chính quyền (nếu tài sản trị giá từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng...) thì bị phạt cải tạo hoặc phạt tù giam.

Theo giám đốc Công ty luật Tín Nghĩa, luật quy định sau 1 năm kể từ ngày cơ quan chức năng thông báo công khai mà không có người chủ sở hữu đến nhận  thì tài sản đó nếu có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay bằng 13.000.000 đồng) thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Vụ đống vàng trong bao lúa: Người phụ nữ chửi bới vì không được nhận vàng
Chủ nhà máy xay xát lúa phát hiện bịch vàng trong bao lúa ở Bình Định đã có những chia sẻ khi nhiều người liên hệ tự nhận là chủ nhân của số vàng.

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân