Thứ Bảy, Ngày 20 Tháng 4 Năm 2024

Khởi nghiệp, khi nào nên bắt đầu?

Thứ Năm, 22/03/2018 02:27
Must read:

Đối với nhiều phụ nữ trẻ tài năng, kinh doanh là một mảnh đất quyến rũ đầy sắc màu với những thách thức và cuộc phiêu lưu hấp dẫn. Các câu chuyện doanh nghiệp start-up thu hút được vốn đầu tư lên đến hàng triệu USD có sức mê hoặc “chết người” kích thích chúng ta mạo hiểm. Song, liệu con đường mới có tương thích với tính cách của bạn và thời điểm nào là phù hợp?

Câu chuyện của Skype là một ví dụ. Thời gian đầu, Niklas Zennström, người sáng lập Skype chỉ suy nghĩ đến việc cung cấp Skype như một phần mềm chia sẻ wifi, chứ không phải là một phần mềm đàm thoại trực tuyến. Nhưng, Microsoft đã mạnh tay mua lại với giá 8,5 tỉ USD biến Skype trở thành một ứng dụng chia sẻ và đàm thoại phổ biến trên thế giới, mang về cho Niklas một gia sản kếch xù so với một người mới lần đầu lập nghiệp. Những mẩu chuyện thành công điển hình như thế đã dấy lên sự hứng khởi và động lực cho những ai nhen nhóm ý tưởng kinh doanh riêng. Thế nhưng, thực tế cho thấy có đến 90% startup thất bại ngay từ lần đầu tiên. Điều bạn cần xem xét trước hết chính là tính cách của người khởi nghiệp!

NDN_khoi nghiep, can lam gi_1

Khả năng làm việc tập trung và quyết tâm cao độ

Chỉ có những người có quyết tâm hoàn thành mục tiêu mới có động lực vượt qua hàng loạt thách thức trên con đường tự kinh doanh. Họ là người có khả năng làm việc độc lập, biết kết hợp các bộ phận hay mảnh ghép của nhiều lĩnh vực cùng nhau và luôn tự thôi thúc “phải hoàn thành mục tiêu”.

Biết giữ lửa đam mê

Tỷ phú Mark Cuban từng chia sẻ: “Đừng khởi nghiệp nếu bạn không yêu thích đến mức bị ám ảnh bởi công việc kinh doanh đó.” Đam mê thực sự là yếu tố quan trọng mà bạn cần có. Hãy chắc chắn rằng bạn có một điều gì đó bạn yêu thích mãnh liệt, và muốn chia sẻ điều đó đến tất cả mọi người. Hãy tập trung vào điều đó, và biến nó thành động lực để xây dựng những giá trị riêng biệt và niềm hạnh phúc cho khách hàng, bỏ qua việc chăm chăm tìm hiểu cách thu về lợi nhuận.

Trung thành với ý tưởng của mình

Tâm lý hoang mang và tìm kiếm lời khuyên từ những người xung quanh là điều dễ hiểu, tuy nhiên hãy tập cách lắng nghe có chọn lọc. Đặc biệt, phải học cách bỏ qua những lời có thể khiến bạn nản chí, tập phản biện với những lời khuyên mang tính xây dựng.

NDN_khoi nghiep, can lam gi_2

Tập trung vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Thương hiệu chính là con đường để doanh nghiệp của bạn kết nối với thế giới bên ngoài. Điều bạn cần là mang nó đến gần hơn với cuộc sống, với những khách hàng tiềm năng và đảm bảo rằng những giá trị mà bạn đã xây dựng phù hợp với thực tế thị trường.

Sẵn sàng học hỏi

Không cần thiết phải nướng bánh giỏi mới có thể mở tiệm bánh. Với vai trò là một người chủ, ngoài kỹ năng nghề nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ về cách quản lý tài chính, kế hoạch kinh doanh, nhân sự, tiếp thị và vô số những việc không tên khác. Những buổi đầu khởi nghiệp sẽ dạy cho bạn rất nhiều bài học về thương trường và về chính bản thân bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần để học hỏi, mặc dù đôi khi những bài học đó sẽ khiến bạn phải đối mặt với bản ngã của chính mình. Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước.

logo_tin lien quan

logo_tin lien quan

Thử – sai, thất bại để học cách thành công

Ngay từ những giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp, bạn đã sở hữu lợi thế vượt trội hơn so với những người khác: cơ hội được thất bại. Khi những thứ bạn đang sở hữu chỉ là hai bàn tay trắng, hãy cố gắng thử nghiệm và đừng sợ thất bại, vì chúng sẽ cho bạn những kinh nghiệm bạn không thể học hỏi từ bất kỳ ai. Hãy tự điều chỉnh sau những lần thất bại để dần dà đi đến con đường thành công.

Nghe thì có vẻ kỳ lạ, tuy nhiên rất nhiều người đã từng cảm thấy sợ thành công. Sự thành công sẽ đem đến những kỳ vọng cao, nhiều công việc hơn nữa. Cạnh đó, sợ thất bại có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang, tê liệt ý chí trước cả khi bắt đầu. Hãy học cách chế ngự nỗi sợ hãi và linh hoạt với từng hoàn cảnh.

logo 4

Có 6 câu hỏi quan trọng bạn cần tự hỏi bản thân khi khởi nghiệp. Những câu trả lời sẽ hé mở cho bạn về mức độ động lực của sự nghiệp đối với chính mình. Mức độ cam kết trong mỗi câu hỏi càng cao, bạn càng có thể tự tin tiến bước trên con đường tiến đến bệ phóng của cuộc đời.

  • Bạn không để sự lo lắng kéo dài và có thể vượt qua stress?
  • Bạn có sẵn sàng làm những công việc tẻ nhạt?
  • Bạn có thể tận mắt chứng kiến ước mơ của mình tan vỡ?
  • Bạn có thể tôn trọng nhân viên giỏi hơn bạn?
  • Bạn có thể từ bỏ bạn bè nếu công việc vẫy gọi?
  • Bạn có tinh thần sẵn sàng để phản biện các ý kiến?

Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.

logo 1

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân