Chủ Nhật, Ngày 22 Tháng 12 Năm 2024

Chữ tín trong thương mại điện tử Việt Nam

Thứ Hai, 16/06/2014 12:00
Trong xã hội ngày nay, chữ tín đã trở thành một phẩm chất không thể thiếu trong quan hệ giữa người và người. Cái gọi là chữ tín để chỉ nhất định phải thực hiện lời hứa trong kinh doanh. Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn trẻ nữa, nhưng có lẽ vẫn còn chưa hết non trong những năm tới nếu thiếu chữ Tín.

Các lĩnh vực liên quan đến Internet, đủ dài để biến một Facebook thành một đế chế trị giá tỷ đôla. Cũng trong khoảng thời gian ấy, cùng với sự phát triển của công nghệ nói chung và CNTT nói riêng, cùng với sự định hướng phát triển của Chính phủ trong việc hoàn thiện văn bản pháp lý về TMĐT thì đến nay TMĐT Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. 

Sự hoàn thiện của các hình thức thanh toán hỗ trợ TMĐT

Cùng với sự xuất hiện các cổng thanh toán chuyên nghiệp như Ngân lượng của Peacesoft, Bảo Kim, Sohapay, VNP ePay…đặc biệt là sự phát triển và mở rộng của hệ thống thẻ thanh toán trực tuyến thông qua hệ thống ATM của các ngân hàng.

Đa dạng hóa các hình thức TMĐT với sự xuất hiện và nở rộ của các trang theo mô hình nhóm mua (Muachung.vn, Cungmua.vn, Hotdeal.vn…) hay một số hình thức mới như đặt món ăn và giao tận nơi (OrderFood.vn)

Thị trường thương mại điện tử đã có sự tham gia của các công ty nước ngoài dưới hình thức đầu tư vốn, hợp tác (Ebay-Chợ điện tử) hoặc tham gia hoạt động trực tiếp (Rocket Internet)…và từ đó thói quen mua  bán trực tuyến của người dân đang đươc gia tăng hàng ngày …Tuy nhiên rào cản lớn nhất đối với TMĐT Việt Nam là vấn đề về chữ tín, cần nói chữ tín ở đây là vấn đề thanh toán hay tâm lý tiêu dùng đang dần dần được dỡ bỏ, vì vậy TMĐT Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ sớm bắt kịp với các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Còn quá sớm để có thể kết luận bởi lẽ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được giải quyết, một trong số đó là “chữ tín” hay niềm tin của người tiêu dùng với TMĐT. 

 

Chữ tín luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Bán hàng trực tuyến, kinh doanh TMĐT.v.v với các đặc thù riêng như giao dịch mua bán được tiến hành trực tuyến, sự tham gia của nhiều thành phần  trong một hoạt động giao dịch (người mua, nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị sở hữu sàn giao dịch,  trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển…) thì chữ tín lại càng trở nên cần thiết. Trên thế giới, một trong những yếu tố mang đến thành công cho Amazon hay Ebay, Alibaba.v.v là nhờ họ biết tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng với các chính sách chặt chẽ bảo vệ cả người bán và người mua khi tham gia các giao dịch điện tử. Còn tại Việt Nam, mặc dù số lượng các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh trực tuyến đang tăng lên theo từng ngày tuy nhiên, trong số đó có những đơn vị nào có thể đảm bảo được an toàn cho người tiêu dùng.

Hiện tại ở Việt nam, chúng ta có thể liệt kê một vài hệ thống có thể có chữ tín như Vật Giá, 5 giây, mua rẽ, nhóm mua, én bạc, chợ điệm tử.v.v. Tuy nhiên, một trong các trang bán hàng trực tuyến với mô hình C2C thì cũng không tránh khỏi một vài topic khiếu nại trong mua bán trực tuyến. Bản chất của các sàn C2C là chỉ có tính chất làm cầu nối giữa người mua và người bán, thế nên các giao dịch chỉ mang tính cá nhân, không đủ ràng buộc về mặt pháp lý và tạo nhiều kẽ hở cho nạn gian lận tung hoành.

 

e-commersal
e-commersal
 

 

Ngay cả với các sàn B2C, đặc biệt là trang bán hàng theo mô hình nhóm mua đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm hiện nay, cũng không tránh khỏi các vấn đề khúc mắc, dù rằng chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở đây không chỉ là các cá nhân mà còn là các tổ chức, công ty.

Các vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải với các trang TĐT hiện nay:

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đúng như mô tả trên website đã cung cấp. Các nhà cung cấp thường không có kế hoạch chuẩn bị trước cho một đợt khuyến mãi (tăng nhân viên, tăng thời gian mở cửa…) dẫn đến khó có thể kiểm soát tần suất khách hàng tăng đột biến, không bảo đảm chất lượng phục vụ, không chủ động xây dựng được thương hiệu. Đặc biệt là với các dịch vụ ăn uống, làm đẹp…

Kết luận

Rõ ràng, uy tín và chữ tín của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT vẫn là yếu tố hàng đầu quyết định đến hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng. Và yếu tố này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử, khi mà người bán và người mua không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Hơn nữa thương mại điện tử đã đem đến cho khách hàng quá nhiều sự lựa chọn và việc người mua sẽ chọn mua hàng của doanh nghiệp khác chỉ đơn giản với 1 click chuột. Vì vậy các doanh nghiệp cần khôn khéo nắm bắt được tâm lý của người mua hàng từ đó tạo ra được lợi thế cho chính doanh nghiệp mình nhằm đem lại hiệu quả cao với mức chi phí phù hơp trong tương lai với TMĐT bùng nỗ.

Th.s Trần Khánh – Học viện Đào tạo LiveProject - Công ty Cổ phần TOPs Quốc tế


Tham khảo nguồn Internet

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân