Các doanh nghiệp không nên chỉ giới hạn mình vào sứ mệnh và phạm vi kinh doanh của công ty mà cần quan tâm đến những tác động mang tính nhân văn để xây dựng sự gắn kết bền chặt với khách hàng. Dưới đây là những gợi ý đến từ các công ty đã thành công khi đưa yếu tố con người lên trên trong triết lý kinh doanh của mình.
Chất lượng hơn số lượng
Mẫu xe T của Ford là xe ô tô đầu tiên được sản xuất hàng loạt với mức giá vừa phải. Khi đó, Ford tập trung sản xuất càng nhiều xe hơi trong thời gian ngắn càng tốt. Sau một thời gian đưa ra thị trường, mẫu T đã không còn thu hút do thiếu sự cải tiến trong chất lượng. Cadillac và Roll-Royce đã tận dụng cơ hội này chen chân vào các thị trường ngách bằng chất lượng của mình.
Điều này không phủ nhận việc kinh doanh hướng vào số lượng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì chất lượng là điều quan trọng hơn. Khách hàng sẽ trở lại cùng với nhiều khách hàng tiềm năng khác nếu doanh nghiệp làm hài lòng họ bằng những sản phẩm tốt.
Nhiều công ty hiện tại bắt đầu tập trung dần vào chuẩn chất lượng hơn là số lượng. Mạng xã hội chia sẻ Upworthy là một ví dụ.
Trong một thị trường đông đúc với các ông lớn như Tumblr, StumblUpon và BuzzFeed, Upworthy đã quyết định tập trung vào việc gắn kết với khách hàng hơn là gia tăng lượng xem. Về cơ bản, công ty này muốn giữ chân bạn đọc bằng việc chia sẻ các bài viết cũ chất lượng đã bị bỏ qua trong dòng chảy thông tin hiện thời.
Upworthy có thể không phải là mạng xã hội đứng đầu về lượng xem, nhưng vì nội dung các bài viết tốt nên sau khi đọc xong, người xem chia sẻ nó cho những bạn đọc khác mà không cảm thấy ngại. Chính từ điều này mà Upworthy nổi bật lên ở nhóm giữa và được đánh giá là công ty truyền thông phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Xây dựng một doanh nghiệp nhân văn, thương hiệu
Thể hiện cá tính riêng, xem khách hàng như người gia đình, và nhấn mạnh vào các giá trị nhân văn sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật và phát triển kinh doanh nhiều hơn.
Vài năm gần đây, thương hiệu Pizza Domino đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo thừa nhận rằng chất lượng pizza của mình chưa thực sự tốt. Domoni trưng ra những hình ảnh các nhân viên nỗ lực tiếp nhận những phàn nàn từ phía khách hàng và cải thiện sản phẩm tốt hơn.
Chiến dịch này chân thành một cách tàn nhẫn nhưng lại mang đến cho cộng đồng hình dung về Domino như một cá nhân trong xã hội, một người đã phạm phải vài lỗi và đang cố gắng hết mình để sửa chữa chúng. Kết quả, chiến dịch này đã làm lợi nhuận quý VI của Domino năm đó tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Mọi người đều muốn hướng đến những giá trị gần gũi, nhân văn. Do đó, nếu doanh nghiệp dành thời gian chăm chút cho mối quan hệ với khách hàng như những người thân trong gia đình thì món quà nhận lại chính là sự gắn bó trung thành của khách hàng với sản phẩm của họ.
Đam mê sẽ tạo ra lợi nhuận, kiên trì vì mục đích đặt ra
Bất kể mục tiêu kinh doanh của bạn là gì thì điều quan trọng là bạn phải tin vào điều đó. Khi bạn tin vào điều đang theo đuổi, niềm đam mê sẽ lớn lên bên trong bạn.
Ngay từ ngày đầu thành lập, nhãn hiệu giày TOMS quan niệm rằng kinh doanh là để phát triển cuộc sống, các sản phẩm được tạo ra là để hoàn thiện thế giới hơn. Vì vậy, với mỗi đôi giày bán ra TOMS tặng cho một trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một đôi giày khác miễn phí. Điều này làm gia tăng gấp đôi sản lượng sản xuất, nhưng những ai chỉ thuần theo đuổi lợi nhuận thì con số này không có giá trị.
Song, TOMS vẫn kiên trì theo đuổi đam mê tạo ra những lợi nhuận về mặt cảm xúc, những điều có giá trị lâu dài. Năm 2013, TOMS đã trao tặng đôi giày thứ 10 triệu. Điều đó có nghĩa họ đã bán ra được 10 triệu đôi giày. Với một công ty khởi đầu vào năm 2006, và không có chi phí cho quảng cáo thì điều này rất đáng ghi nhận. Và chính sự đam mê đã làm TOMS nổi bật giữa đám đông.
Vì vậy, hãy không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm nhân văn, tập trung vào chất lượng và để cho niềm đam mê của bạn tỏa sáng. Khi đó, bạn sẽ thấy công ty của mình đứng cạnh Upworthy, Domino, Delta và TOMS – những thương hiệu đã tạo được nét riêng bền vững.