Tiêm filler tại cơ sở không uy tín, cô gái bị vón vật thể lạ bên trong môi
Mơ ước một đôi môi quyến rũ nhưng kết quả... phũ phàng
Bơm môi là một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ giúp tạo nên vẻ quyến rũ cho phái đẹp một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua nhan sắc ấy vẫn có những trường hợp ngoại lệ, không phải ai cũng có được đôi môi quyến rũ như ý mà thay vào đó là những đôi môi... thảm họa.
1. “Chữa lợn lành thành lợn què”: cô gái phải cắt 2/3 do biến chứng tiêm filler
Chị N.T.Hà (23 tuổi, Quảng Ninh) chia sẻ tìm đến phương pháp làm đẹp bằng chất làm đầy là do không chịu được đau nếu phẫu thuật thẩm mỹ. Và cũng một phần chi phí làm đẹp bằng chất làm đầy rẻ hơn rất nhiều so với việc đụng vào “dao kéo”.
Chị tìm hiểu trên mạng rất kĩ càng và sau đó được sự tư vấn của mấy cô bạn thân nên không nghi ngờ gì. Thời gian đầu chị rất ưng ý khi môi của bản thân được đẹp lên.
Tuy nhiên, vào khoảng 3 tuần sau khi lành hẳn, môi dưới của chị có dấu hiệu lạ: “Môi mình bắt đầu có những nốt sùi sùi trắng.”
“Vết thương bắt đầu loét ra, mình nói chuyện ăn uống rất khó, thậm chí nó nóng, rát rất đau đớn. Cách đây 4 ngày, mình còn bị sốt co giật vì vết thương bị hoại tử”, chị Hà chia sẻ câu chuyện rất khó nhọc.
Nghe theo lời tư vấn của người quen, chị H. có đi xét nghiệm ở một số bệnh viên, phòng khám trên địa bàn Hà Nội và đều cho ra kết quả chung là “Hoại tử do tiêm chất làm đầy nhưng không rõ là chất gì”.
Tại đây, các bác sĩ đã hút trực tiếp từ môi chị H. rất nhiều chất làm đầy lẫn với mủ trắng, tuy nhiên tình trạng vẫn không được cải thiện do vậy chị đã được phẫu thuật để cắt bỏ 2/3 phần môi dưới do hoại tử đã ăn rất sâu do tiêm chất làm đầy.
2. Tưởng được môi trái tim, hoảng hồn khi phát hiện 18 vật thể lạ
Chị D. (Thanh Xuân, Hà Nội) phản ánh sau khi dùng chất làm đầy tiêm vào môi tại một Spa trên đường Nguyễn Khuyến (Đống Đa - Hà Nội), môi chị có hiện tượng có cục bên trọng, mỗi khi ăn có cảm giác đau đớn. Cụ thể là vào ngày 17/2/2015, chị đến một cơ sở Spa đã nói trên để tiêm filler tạo môi trái tim với giá 6 triệu đồng/1cc.
Đến một năm sau môi chị có hiện tượng bị vón thành nhiều cục, không tan. Lúc đầu, chị D. nghĩ không sao nên để vậy. Sau một thời gian, lúc ăn thấy tức, sờ thấy cục nổi nhiều trên môi nên chị đã đi khám và được bác sĩ cho biết trong môi mình có dạng bị vón thành nhiều cục tròn như viên bi.
“Quá hoảng sợ, nên tôi đã yêu cầu bác sĩ nạo ra luôn. Bác sĩ sờ vào môi chỗ nào có cục thì rạch và gắp ra, tôi nhớ bác sĩ đã gắp 18 cục to tròn ở trong môi tôi. Hiện giờ, môi tôi đang đau và bị sưng. Đúng là tôi dại thì tôi phải chịu, tiền mất, tật mang”.
Cũng theo chị D., chi phí đi nạo những chỗ vón cục trên môi chị mất khoảng 8 triệu đồng. Bác sĩ cho biết, dù chị có tiêm tan thì những chỗ vón cục trên môi cũng không hết. Thậm chí, những cục này để lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Vì đâu có người bơm đẹp, người bơm hỏng?
Đầu tiên, với những lời quảng cáo hào nhoáng: không phẫu thuật, không đau đớn chảy máu, không biến chứng... đã làm mờ mắt các người đẹp. Hiện nay, làm cao sống mũi, bơm mông, độn cằm... bằng filler đang rất phổ biến ở thẩm mỹ viện, các trung tâm làm đẹp.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ thì filler cũng ẩn chứa đầy hiểm họa như: làm liệt cơ mặt, tăng nếp nhăn nếu ngừng sử dụng, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và gây nên những biến chứng khó lường.
Thứ hai, một số chị em phụ nữ ham rẻ lại đến các cơ sở thẩm mỹ không uy tín để tiêm môi. Do giá thành của nhóm filler như juvederm, Restylane, Teoxane, Prevelle …rất cao nên các cơ sở trên đã dùng chất liệu là silicon (thường được gọi là mỡ nhân tạo) đã bị cấm sử dụng từ lâu để tiêm cho khách hàng, hậu quả sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: môi bị đóng cục, hoại tử, nhiễm trùng, biến dạng môi, v.v.. khi đó khách hàng sẽ phải đến bác sĩ thẩm mỹ để phẫu thuật lấy bỏ silicon và tạo hình lại môi rất tốn kém. Và có những trường hợp biến dạng môi do biến chứng silicon không thể nào khắc phục lại như đôi môi ban đầu.
Thứ ba, có thể bạn đã bỏ số tiền lớn ở trung tâm thẩm mỹ uy tín nhưng đôi môi vẫn không được như ý thì nguyên do chỉ có thể là tại chính bản thân mình, sau khi tiêm môi không kiêng cữ chăm sóc cẩn thận:
- Ăn mắm tôm, ăn nước mắm rồi không rửa sạch sẽ ngay.
- Thời tiết thay đổi, môi trở nên nứt nẻ, bạn lấy tay là nơi nhiều vi khuẩn nhất để nhổ da ở môi rồi bị chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
- Dùng mỹ phẩm quá hạn, có chất kích ứng,...
Tuyến bài viết về bơm môi sẽ cung cấp, khai thác tất cả thông tin về các phương pháp làm đẹp mới, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nhằm đem đến cho các Eva những kiến thức cần thiết nhất về làm đẹp trong bối cảnh hiện tại. |