Chủ Nhật, Ngày 5 Tháng 1 Năm 2025

Huấn luyện nhân viên theo tinh thần Olympic

Thứ Ba, 27/03/2018 04:15

Olympic mùa đông 2018 vừa khép lại với nhiều thành công của các vận động viên, và người giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa khả năng giành huy chương đó là huấn luyện viên. Tương tự, để nhân viên mình phát huy tối đa khả năng đạt thành tích cao, bạn phải là “huấn luyện viên” có kinh nghiệm và biết tạo động lực thúc đẩy.

Có thể bạn cho rằng việc quản lý doanh nghiệp quá bận rộn đến nỗi không còn thời gian dành cho nhân viên, dù họ có năng lực và luôn muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty. Nhưng theo chuyên gia tâm thần học ngành thể thao California, Michael Lardon, thật lãng phí khi xem nhẹ yếu tố tạo động lực cho các vận động viên.

Businessman and businesswoman lined up getting ready for race in business

Cũng vậy, thay vì yêu cầu nhân viên làm răm rắp phần công việc được giao, bạn nên chú ý “nuôi dưỡng” những người có năng lực tiềm tàng để họ phát huy cao nhất khả năng làm việc của mình, nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho công ty. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích, được đúc kết từ kinh nghiệm huấn luyện vận động viên qua các kỳ Thế vận hội:

1Quản trị nhân sự linh hoạt

Lardon chia sẻ rằng tương tự như trường hợp các vận động viên, nhân viên cũng cần sự linh hoạt và tự do nhất định để thi triển tài năng của mình. Là chủ doanh nghiệp, bạn nên trao cho đội ngũ nhân viên xuất sắc những công cụ cần thiết để họ hoàn thành tốt công việc được giao, và đừng ngăn cản ý tưởng sáng tạo hay can thiệp đến quá trình khám phá tích cực của họ. Ví dụ, nếu nhân viên bán hàng xuất sắc có phong cách giao tiếp mới được lòng khách hàng, hay nhân viên quản lý kho có những đề nghị tích cực về quá trình tuyển dụng và quản trị, bạn nên lắng nghe, cho họ quyền tự do cống hiến ý tưởng sáng tạo đó. Vì suy cho cùng, tất cả đóng góp tích cực đó nhằm mục đích nâng cao uy tín và năng suất của công ty.

Close up of a men's quadruple skulls rowing team, seconds after the start of their race

2Phát huy tài năng nội tại của nhân viên

Trong cuốn Finding Your Zone (NXB Perigee Trade, 2008), Lardon có nhắc đến nghiên cứu của ông về tầm quan trọng của khả năng tự chủ bản thân trong thể thao và cuộc sống. Trong thể thao, huấn luyện viên có kinh nghiệm lâu năm không bao giờ đưa vận động viên ra đấu trường, khi họ chưa được chuẩn bị tốt nhất về thể lực và khả năng thi đấu. Trong kinh doanh cũng vậy, bạn tuyệt đối không nên áp đặt nhân viên ưu tú vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vượt quá khả năng giải quyết của họ. Các chủ doanh nghiệp giỏi phải biết phân bổ công việc và những dự án lớn hợp lý và khả thi, vừa đủ thử thách để nhân viên có động lực phấn đấu hoàn thành một cách mỹ mãn. Cảm giác hoàn thành nhiệm vụ trên khả năng của mình giúp nhân viên tự tin và có mục tiêu hơn trong tương lai. Ngược lại, nếu công việc được giao vượt quá xa khả năng của nhân viên và kết thúc trong thất bại, họ sẽ mất hết niềm tin vào bản thân, không còn hứng thú tham gia công việc nữa.

NDN_huan luyen theo tinh than olympic_2

3Cảm thông và khích lệ bằng phương pháp Socrates

Thông thường, khi bạn phê bình một người nào đó rằng họ đã làm sai, làm không hiệu quả, họ sẽ cảm thấy rất tự ái và ngần ngại không muốn tiếp tục chuyện trò với bạn. Để hạn chế tình huống không mấy tích cực đó, bạn nên sử dụng phương pháp giao tiếp Socrates bằng cách tập trung vào nội dung trao đổi, đưa ra giả thuyết, phân tích hợp lý nhằm đảm bảo quá trình giao tiếp không bị gián đoạn và tạo ra sự thông cảm, hiểu biết cần thiết. Thay vì phê bình trực tiếp kiểu “Anh làm sai rồi. Lỗi là do anh”, bạn nên tế nhị tìm hiểu nguyên nhân vì sao và gợi ý cho nhân viên hiểu vấn đề nằm ở đâu, có cách nào giải quyết hay khắc phục sự cố để mang lại kết quả tốt hơn không. Những lời hỏi thăm và thái độ ân cần của người huấn luyện sẽ tạo động lực rất lớn, để nhân viên hoàn thành tốt những yêu cầu và mục tiêu mà bạn đề ra cho họ.

team

4Thiết lập mục tiêu hợp lý và khả thi

Các huấn luyện viên dày dặn kinh nghiệm thường thiết lập một mục tiêu vĩ đại và khả thi cho các học trò. Đồng thời, liệt kê hàng loạt các mục tiêu nhỏ hơn, tập trung vào quá trình làm thế nào để đạt được mục tiêu lớn nhất. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của mình với một vận động viên nhảy cao chuẩn bị tham gia Olympic, Lardon hướng dẫn người đó tập trung vào ba lĩnh vực là điểm mạnh cá nhân. Để đoạt huy chương vàng, anh ta buộc phải nhảy qua mức 7.6 feet. Nhưng để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi có quá trình chạy lấy đà thích hợp nhất, chọn thời điểm nhảy tối ưu nhất và cơ thể phải vượt qua mức 7.6 feet chuẩn xác nhất. Nếu vận động viên đó hoàn thành tốt nhất từng mục tiêu cụ thể, khả năng anh ta giành huy chương vàng (mục tiêu cao nhất) là rất cao.

NDN_huan luyen theo tinh than olympic_1

Cũng vậy, trong quản trị doanh nghiệp, nếu bạn biết thiết lập hợp lý những mục tiêu cụ thể cho nhân viên và động viên họ thực hiện thật tốt, thì doanh số nói riêng và thành công của công ty nói chung không phải là điều quá khó. 

logo 1

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân