Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024

Phụ nữ làng chài phản đối Trung Quốc

Thứ Bảy, 24/05/2014 12:00
Những người mẹ, vợ của các ngư dân ở Quảng Ngãi đã ra bờ biển phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, cản trở đánh bắt cá ở Hoàng Sa.

 

Chiều 22/5, hơn 1.000 người là mẹ, vợ và con của các ngư dân ở làng chài Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã tập trung phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm đánh bắt thủy sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Bà Đắng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, với biểu ngữ phản đối hành động của Trung Quốc khi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa. Theo thống kê của UBND xã Bình Châu, trong vòng 2 tuần qua, Trung Quốc đã liên tục tấn công, ngang nhiên trấn lột tài sản của 5 tàu cá ngư dân, gây thiệt hại ít nhất 2 tỷ đồng. 

Bà Bùi Thị Huỳnh, vợ ngư dân Trần Tuận.

Hay những người mẹ, vợ của ngư dân khác đều cầm cờ tổ quốc, biểu ngữ tập trung đến lăng vạn Gành Cả, nơi thờ tự "thần biển" thiêng liêng của làng chài phản đối hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

"Tôi kêu gọi chị em phụ nữ Việt Nam và thế giới cùng lên án phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo, cản trở cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân chúng tôi ở vùng biển Hoàng Sa", bà Nguyễn Thị Lý nói và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu bè ở Hoàng Sa về nước, trả lại sự bình yên cho ngư dân Việt Nam.

Bản đồ Việt Nam mang dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa do những người mẹ, người vợ của ngư dân Bình Châu tự vẽ mang đến lăng vạn của làng chài phản đối Trung Quốc. Toàn xã có gần 500 tàu cá với hơn 4.000 ngư dân. Trung bình mỗi năm họ đánh bắt được khoảng 11.000 tấn thủy sản các loại. Dòng người mang cờ Tổ quốc, biểu ngữ tập trung ra bãi biển Bình Châu, nơi các tàu cá của làng chài nối tiếp qua nhiều thế hệ, thẳng tiến ra khơi đánh bắt thủy sản. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa từ bao đời nay đã trở thành mái nhà thân thuộc của ngư dân địa phương. "Dù Trung Quốc có gây khó khăn, cản trở thế nào đi chăng nữa thì ngư dân nơi đây vẫn tiếp nối truyền thống gia đình thẳng tiến ra bám biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tự nhiên như lẽ sống hàng ngày của họ", ông Hùng khẳng định. 

Nguồn VnExpress

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân