Thứ Tư, Ngày 4 Tháng 12 Năm 2024

Làm gì để môi không bị khô nẻ trong mùa đông hanh khô ?

Thứ Hai, 23/12/2013 09:04
Làm gì để môi không bị khô nẻ trong mùa đông hanh khô ?Mẹo để môi không bị khô nứt nẻ trong mùa đông . Cách khắc phục để môi không bị nứt nẻ trong mùa hanh khô

 Mùa lạnh, không khí hanh khô chính là nguyên nhân làm mất đi độ ẩm của da và làm cho đôi môi dễ bị khô nứt. Việc này không chỉ gây khó chịu mà còn làm cho bạn cảm thấy kém tự tin với nụ cười của mình. Bạn hoàn toàn có thể tạm biệt đôi môi nứt nẻ, thô ráp bằng những cách vô cùng đơn giản.

 

 

Sử dụng bàn chải đánh răng để tẩy da chết cho môi

 

Một trong những lời khuyên tốt nhất cho đôi môi đẹp là tẩy tế bào chết hàng ngày. Bạn có thể điều này bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách dễ nhất và nhanh chóng nhất là mát xa môi bằng bàn chải đánh răng thật mềm, xoay tròn nhẹ nhàng trên môi.

 

Thoa đều kem đánh răng (không có hạt) lên môi. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Tiếp tục dùng bàn chải chuyên dụng hay bàn chải lông mềm chà lên vành môi trên và dưới trong khoảng 30 giây. Sau đó lau lại bằng khăn bông ấm và thoa son dưỡng môi. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một đôi môi nhạy cảm, bạn nên tránh dùng cách này để môi khỏi bị tổn thương và chảy máu.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Dầu dừa

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Dầu dừa

 

Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt, dầu thầu dầu.

 

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Đường

 

Để điều trị môi nứt nẻ, bạn cần phải tẩy tế bào chết cho đôi môi. Trộn 2 muỗng cà phê đường và với 1 muỗng cà phê mật ong. Thoa hỗn hợp này lên môi và để yên trong vài phút. Sau đó, rửa sạch môi nước ấm.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Dưa chuột

 

Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa chuột lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước bình thường. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa chuột sẽ giúp tình trạng mau được chữa khỏi.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Dầu ăn

 

Làm sạch môi, sau đó thoa đều một lớp dầu ăn. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Mật ong

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Mật ong

Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. 

 

Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. 

 

Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần. Hoặc bạn cũng có thể thoa một lớp mật ong trước khi đi ngủ cũng sẽ có tác dụng hữu hiệu làm đôi môi khô trở nên mềm mại.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Lô hội

 

Dùng nước ép lô hội thoa đều lên môi. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn cũng có thể ép 1 chén nước cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, tối đa là 3 ngày bạn nên thay nước để tránh nước lô hội bị biến đổi thành phần.

 

Trị môi khô nứt nẻ bằng: Nước muối ấm

 

Cho thêm 5 thìa cafe muối tinh vào nước tắm của bạn. Trong khi tắm, dùng khăn mềm chà nhẹ nhàng lên môi để lấy đi lớp tế bào chết bên ngoài và giúp môi thẩm thấu dưỡng chất. Thực hiện cách này 1 lần/tuần. Nhờ tính năng lưu giữ độ ẩm hữu hiệu, nước muối mặn sẽ giúp bạn có một làn da và đôi môi mịn màng như ý.

 

Ngoài ra, thoa môi bằng các loại dầu có chứa vitamin A, vitamin E cũng có tác dụng làm mềm môi.

 

Không liếm môi hoặc bóc da môi

 

Nhiều người cho rằng mùa lạnh, môi bị khô, bong tróc nên nên liếm môi thường xuyên hoặc bóc đi lớp da môi đó để môi hết khô hoặc có lớp da môi mới đẹp hơn. Nhưng chính sự liếm môi đó làm cho môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ làm mất đi lớp ẩm trên môi, làm cho chúng càng trở nên khô hơn. Việc bóc da môi sẽ có nguy cơ làm cho môi của bạn bị chảy máu và gây tổn thương môi vì mất đi lớp bảo vệ. Vì thế, để tránh nứt môi, khô môi thì không nên liếm môi hoặc bóc da môi.

 

Chọn son môi thích hợp

 

Son môi chính là 1 trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại cho bạn 1 đôi môi khô và nứt nẻ. Vì vậy, hãy nhờ nhân viên tư vấn để chọn được những loại son giàu vitamin E và có chứa kem chống nắng dành riêng cho mùa đông. Đặc biệt, khi mà đôi môi của bạn vẫn chưa được “chữa trị” kịp thời, hãy tạm bỏ qua những loại son bóng vì chúng chính là tác nhân nguy hiểm nhất “tố cáo” đôi môi nứt nẻ.

 

Bạn nên chọn loại son có kết cấu dạng kem hoặc son nước hơn là dạng thỏi để có được hiệu ứng lâu dài và đảm bảo đôi môi của bạn thật mềm mại và gợi cảm. Bên cạnh đó, những loại son này phải đảm bảo có hàm lượng mỡ và dầu cao hơn. 

 

Khi đánh son, bạn không nên thoa son trực tiếp lên môi vì việc này sẽ khiến hóa chất của mỹ phẩm tác động thẳng lên da, gây thâm và khô rất nhanh. Thay vào đó, bạn nên thoa một lớp dưỡng môi trước khi tô son khoảng 5 phút để lớp dưỡng có thời gian ngấm vào da và bảo vệ. 

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân