Hiện tại, ông Bình vẫn là doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ giàu nhất Việt Nam – lĩnh vực hiện có rất ít doanh nghiệp đã lên sàn. Ông Bình và Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc là lãnh đạo hiếm hoi của FPT chưa hề bán ra cổ phiếu từ khi doanh nghiệp này lên sàn cách đây 7 năm.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với chúng tôi, ông Bình đã chia sẻ: “Việc các thành viên sáng lập bán cổ phiếu FPT là do nhu cầu tài chính của cá nhân. Về cá nhân, tôi giữ cổ phiếu FPT vì tôi tin tưởng vào tương lai to lớn của FPT. Với cương vị hiện tại của mình, tôi quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hơn là biến động giá cổ phiếu”.
Dẫu vậy thì ông Bình cũng như các cổ đông FPT không thể không vui khi mà cổ phiếu đã tăng tới 40% trong năm vừa qua, giúp lượng cổ phiếu của ông Bình tăng thêm 230 tỷ đồng.
Cứ ước mơ và kiếm tìm cơ hội
- Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, do đó khó có thể tránh khỏi việc mất cân bằng giữa các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Tôi tin, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, các lĩnh vực của nền kinh tế sẽ được đánh giá đúng theo giá trị thực.
* Nhiều bạn trẻ hiện nay đang khởi nghiệp với những dự án nhỏ trong lĩnh vực công nghệ. Theo ông môi trường Việt Nam hiện có thích hợp để khởi nghiệp ở lĩnh vực này? Độ tuổi nào là phù hợp để khởi nghiệp?
- Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành đặc biệt, ngành duy nhất đi xuyên suốt tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Trong CNTT có muôn vàn cơ hội hay nói cách khác là cơ hội không giới hạn.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang xem CNTT như một phương thức phát triển mới, là hạ tầng của hạ tầng.
Vậy để khởi nghiệp trong lĩnh vực này, các bạn trẻ hãy cứ ước mơ, hãy cứ kiếm tìm và khi tìm thấy hãy làm thấu đáo.
* Vậy ông có lời khuyên gì với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp?
- Doanh nhân lập nghiệp cần có rất nhiều các phẩm chất khác nhau nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, có ba phẩm chất cần thiết không thể thiếu đó là đam mê, sáng tạo và chu đáo.
Một người có thể học hỏi người khác để tìm ra con đường riêng cho mình, nhưng cũng có thể tự vạch ra một cách đi riêng. Nhưng cho dù bằng cách nào, điều quan trọng vẫn là may mắn và thành công chỉ dành cho những người dũng cảm liên tục tìm kiếm con đường đi riêng cho chính mình.
Trực giác chiến lược
* Bên cạnh công việc kinh doanh, ông có sở thích đặc biệt với một lĩnh vực nào không?
- Phần lớn quỹ thời gian của tôi là dành cho công việc. Tuy nhiên, tôi cũng cố gắng để có chút thời gian để chăm chút cho cho sở thích đọc sách của bản thân.
Gần đây, tôi được đọc cuốn “Trực giác chiến lược”. Từ thực tiễn của mình, tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả lý giải từ đâu ra sáng tạo, từ đâu ra chiến lược.
Đầu tiên bạn phải đau đáu về vấn đề gì đó, bên cạnh đó bạn liên tục thu thập các mảnh ghép tri thức (liên quan và không liên quan) qua học hỏi không ngừng nghỉ. Rồi bỗng dưng có một thoáng lơ đãng và các mảnh ghép cần thiết tự động ghép lại thành một lời giải sáng tạo hoàn chỉnh.
Newton đã tìm ra lực hấp dẫn. Einstein tìm ra thuyết tương đối như vậy. Napoleon ra quyết sách cũng bằng con đường như vậy. Nói cách khác, không có sáng tạo nếu không bền bỉ học hỏi, không cần mẫn thu thập các mảnh ghép tri thức.
Tôi ngạc nhiên khi biết nhiều bạn trẻ ngày nay không có thói quen đọc sách, mặc dù mắt không rời phone, tablet hay máy tính. Các bạn chủ yếu đọc không ngưng nghỉ tin tức gói gọn trong vài trăm ký tự.
Rất tiếc do thiếu độ sâu nên nó không thành các mảnh ghép tri thức, do thiếu xúc cảm nên nó không thể ghi lại được trong não. Vì vậy, nó cũng không giúp bạn sáng tạo. Đừng mất đi kỹ năng quý báu nhất của nhân loại - Đọc sách và đọc sách hằng ngày.
* Ở độ tuổi gần 60, người ta vẫn thấy ông rất trẻ trung, yêu thích thi ca. Vậy ông có bí quyết gì để giữ cho tâm hồn mình luôn tươi trẻ như vậy?
- Đó có lẽ là sự đam mê và sống hết mình.
* Xin cảm ơn ông.