Chủ Nhật, Ngày 22 Tháng 12 Năm 2024

7 quyết định tài chính quan trọng trước tuổi 30

Thứ Sáu, 25/04/2014 12:00
Nếu đưa ra những lựa chọn sai lầm ở độ tuổi 30, gánh nặng tài chính sẽ đè lên đôi vai bạn khi về già.

Tương lai tài chính của bạn có thể bị hủy hoại bởi một ly cà phê mỗi sáng hay những quyết định mua sắm vội vàng chỉ vì suy nghĩ “đời là mấy tí”. Nếu đưa ra những lựa chọn sai lầm ở độ tuổi 30, gánh nặng tài chính sẽ đè lên đôi vai bạn khi về già.
Vì thế, hãy cân nhắc 7 quyết định tài chính quan trọng sau đây ngay khi bạn ở độ tuổi 30:


1. Công ty mà bạn đang đầu quân


Có nhiều điều cần cân nhắc khi lựa chọn một công việc nhưng những lợi ích khi nghỉ hưu mà công ty đưa ra là rất quan trọng với việc tạo dựng sự giàu có về lâu dài. Một người 30 tuổi không nghiên cứu cẩn thận các khoản phúc lợi của mình và lựa chọn làm việc cho một công ty không giống ai hoặc không có quỹ hưu trí có thể có mức thu nhập kém hơn nhiều so với người làm việc cho một công ty có những khoản phúc lợi khủng.

Ví dụ, một người 30 tuổi kiếm được 75 ngàn đô la/năm, và dành 10% thu nhập để đóng quỹ lương hưu, hưởng mức lãi trung bình là 8% có thể có mức cân bằng tài chính là 600 ngàn đô la ở tuổi 55. Một người 30 tuổi khác, làm tại một công ty khác, có mức thu nhập tương đương, tiết kiệm được 10%, được hưởng mức phúc lợi là 5% và được chia thêm một khoản lợi nhuận trung bình của công ty là 5%/năm. Người thứ 2 này có thể có 1,2 triệu đô la trong tài khoản hưu trí - gấp đôi người đầu tiên - ở tuổi 55.
 

2. Lương khởi điểm của bạn


Ngay cả mức lương khởi điểm cao hơn một chút cũng có thể tạo đà cho tiềm năng thu nhập của bạn. Một nghiên cứu cho trường đại học George Mason và trường đại học Temple thực hiện đã chỉ ra rằng những nhân viên có đàm phán mức lương khởi điểm sẽ có thu nhập cao hơn 5.000 đô la so với những người không đàm phán.  Do hệ quả của lãi kép, các nhà nghiên cứu ước tính rằng một nhân viên khởi nghiệp với mức lương 55 ngàn đô thay vì 50 ngàn đô la (mỗi năm tăng thêm 5%) có thể kiếm thêm được nhiều hơn 600 ngàn đô la sau hơn 40 năm đi làm.
 

3. Lựa chọn bạn đời của bạn


Người bạn kết hôn là một trong những quyết định tài chính quan trọng bạn cần đưa ra. Điều đó không có nghĩa là bạn cần kết hôn vì tiền. Kết hôn vì tình yêu và sống lâu dài cùng nhau là một nước đi khôn ngoan về mặt tài chính. Khi việc ly hôn xảy ra, nó sẽ phá hủy cả cảm xúc và tài chính của bạn. Bản thân cuộc ly hôn cũng rất tốn kém và việc phân chia tài sản có thể làm hỏng việc hoạch định tài chính của bạn.

Lựa chọn bạn đời của bạn không chỉ dựa trên tình yêu và sự cam kết mà còn cả sự tương thích về tài chính nữa. Nếu bạn và bạn đời là những người cùng hiểu biết về tài chính và cam kết xây dựng một kế hoạch tài chính để tiết kiệm, đầu tư và tạo dựng tương lai, bạn có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống và tạo ra sự an toàn về tài chính.


4. Khi bạn có con


Trong cuốn sách “Lean in”, tác giả Sheryl Sandberg khuyến khích 
phụ nữ không nên bỏ lỡ sự thăng tiến chỉ vì kế hoạch sinh con. Nếu bạn có nhiều người trợ giúp ở nhà, thì đây là một ý kiến tuyệt vời. Nhưng nếu bạn dự định có con thì đừng chờ đợi chỉ vì bạn đang tập trung vào sự nghiệp hoặc chờ đến khi tài chính đã ổn định hơn. Có con sớm mang lại nhiều lợi thế.

Hãy xem một cặp vợ chồng có con khi họ 25 tuổi. Trước khi họ 50 tuổi, những đứa con của họ đã học xong đại học. Những phụ huynh này vẫn còn trẻ, và còn tới 15 năm để tập trung tiết kiệm để dành cho lúc về hưu nếu họ định về hưu ở tuổi 65. Các cặp vợ chồng có con ở tuổi 35 có thể đến 60 tuổi mới tiết kiệm được tiền, quá sát tuổi nghỉ hưu của họ.


Có con sớm mang lại nhiều lợi thế. Ảnh minh hoạ

 

5. Cách bạn đầu tư


Đầu tư vào các tài khoản có chi phí quản lý cao có thể gây thiệt hại đáng kể tới lợi nhuận đầu tư theo thời gian. Theo phóng viên cộng tác với tạp chí Forbes Rick Ferri, người sáng lập của Portfolio Solutions, những chi phí này có thể chiếm tới 40% lợi nhuận của bạn mỗi năm. Hãy đảm bảo rằng bạn có cân nhắc những tác động lâu dài của các khoản phí khi đầu tư; cân nhắc lựa chọn những quỹ chung có chi phí thấp hoặc các quỹ tiết kiệm hưu trí.


6. Bạn thuê hay mua nhà


Có những trường hợp, thuê nhà thì tốt hơn là mua. Nếu bạn cần di chuyển nhiều, thì đừng lên kế hoạch ở lại một nơi trong một thời gian dài hoặc đừng quan tâm tới tiềm năng trở thành chủ sở hữu bất động sản ở khu vực xa xôi, bạn nên thuê thì hơn.

Tuy nhiên, về lâu dài, sở hữu một ngôi nhà có thể là một việc làm táo bạo với những người sắp về hưu. Không tính tới vốn sở hữu nhà, người chủ sở hữu nhà sau khi chi một số tiền cố định sẽ không phải lo lắng về mức giá cho thuê nhà tăng. Mức chi phí cố định dành cho nhà cửa sẽ càng quan trọng hơn khi bạn cao tuổi hơn, vì tiền thuê có thể tăng theo lạm phát và bạn sẽ phải nỗ lực tính toán các chi phí trong tương lai. Là chủ sở hữu nhà, chi phí ban đầu sẽ được trả hết và ngân sách dành cho nhà cửa của bạn sẽ chỉ dành cho thuế và việc sửa chữa, do vậy bạn sẽ có nhiều tiền để tận hưởng tuổi hưu trí.
 

7. Cách bạn quan tâm tới đồng tiền của mình

 

7-quyet-dinh-tai-chinh-webphunu.net
Khi theo dõi các khoản chi, bạn sẽ có ý thức cao với tiền của mình và sau đó sẽ biết cách sử dụng tiền hơn. Ảnh minh hoạ
 

Hãy theo dõi các khoản chi để xem những khoản tiền (lẽ ra phải ở trong tài khoản ngân hàng) của bạn đi về đâu. Khi theo dõi các khoản chi, bạn sẽ có ý thức cao với tiền của mình và sau đó sẽ lưỡng lự hơn trong việc sử dụng tiền. Bạn có thể dễ dàng xác định những mục có thế tiết kiệm tiền và đưa khoản tiết kiệm đó vào các mục tiêu tài chính của bạn.

Nguồn Học làm giàu

Thêm bình luận

Họ tên
Email
Nữ doanh nhân