Tuy nhiên việc đưa những hiện vật này trở về nơi xuất xứ là vô cùng khó khăn bởi chúng đã qua tay nhiều người, việc xác định quyền sở hữu trở nên vô cùng phức tạp. Đặc biệt là các bên liên quan đều có những lý lẽ của riêng mình xung quanh việc hoàn trả các cổ vật như danh sách dưới đây.
Anh Zeidoun Alkinani, một sinh viên người Iraq với thông điệp trên tay: “Thứ này thuộc về Iraq” trước cổng Babylonian Ishtar trưng bày tại bảo tàng Bảo tàng Pergamon Berlin.
Kho báu Hoàng gia, Trung Quốc
Thủ tướng Anh vừa nhận được các yêu cầu từ truyền thông Trung Quốc. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu Anh trao trả 23000 hiện vật vô giá lấy được từ Bắc Kinh vào thế kỉ 19. Nước Anh là một phần trong liên quân 8 nước đã tấn công Bắc Kinh vào thế kỉ 19. Trong cuộc tấn công này, Tử Cấm Thành đã bị cướp phá, còn Cung Điện Mùa Hè bị phá hủy vào năm 1860. Tuy nhiên Sở Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của London cho biết: "Các chất vấn về những hiện vật của Trung Quốc trong bảo tàng là dành cho các tổ chức sở hữu chúng. Chính phủ sẽ không can thiệp."
Nước Anh vẫn tiếp tục từ chối yêu cầu trao trả hiện vật từ các nước khác. Trong khi đó, bảo tàng Anh cho rằng các kho báu này là di sản thế giới và việc giữ chúng ở lại London sẽ giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận hơn.
Các hiện vật Do Thái ở Baghdad, Iraq
Học giả Harold Rhode chính là người đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật của cộng đồng Do Thái cổ trong một căn hầm ngập nước ở Baghdad vào năm 2003. Hiện nay, ông đang đấu tranh để ngăn cản việc trả các hiện vật này cho chính phủ Iraq. Rhode đã miêu tả việc này giống như "trả các đồ cá nhân của người Do Thái bị diệt chủng về nước Đức". Ông thậm chí còn tổ chức một chiến dịch để ngăn cản việc chuyển giao. Chiến dịch này được ủng hộ bởi các nhóm người Mỹ gốc Do Thái và nhiều thành viên Quốc hội Mỹ.
Các hiện vật này hiện đang được trưng bày tại Kho lưu trữ Quốc gia ở Washington. Trong đó bao gồm một bản Kinh thánh 400 năm tuổi, các mảnh giấy vụn chứa một phần Kinh Tân Ước. Ngoài ra còn nhiều cuốn sách cổ cũng như các giấy tờ của người Do Thái.
Kho báu Sion, Thổ Nhĩ Kỳ
Các đồ dùng bằng bạc và đồ trang trí thời Byzantine (thế kỉ thứ 6), còn được gọi là kho báu Sion, nằm trong những món đồ mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn lấy lại từ tay Viện nghiên cứu Dumbarton Oaks (Washington D.C.). Được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Kumulca (Thổ Nhĩ Kỳ) vào thập niên 1960, kho báu này được bảo tàng mua lại từ một nhà sưu tập vào năm 1966. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đòi trả lại các hiện vật này từ năm 1968 để có thể trưng bày chúng với phần còn lại của kho báu tại bảo tàng Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tượng nữ hoàng Nefertiti (Ai Cập)
Bất chấp các nỗ lực để lấy lại hơn 5000 hiện vật từ khắp nơi trên thế giới của Ai Cập, một tổ chức ở Đức đã từ chối trả lại bức tượng 3400 năm tuổi của nữ hoàng Nefertiti. Đây là hiện vật trung tâm của bộ sưu tập về Ai Cập ở Bảo tàng Neues (Berlin), thu hút hơn 1 triệu lượt người xem mỗi năm.
Bức tượng được tìm thấy bởi nhà khảo cổ Đức Ludwig Borchardt vào năm 1912 và mang về Đức vào năm 1913. Dù Ai Cập đã yêu cầu trả lại bức tượng này từ năm 1930, phía Đức đã từ chối với lí do là bức tượng không thể vận chuyển được.
Viên kim cương Koh-i-Noor, Ấn Độ
Koh-i-Noor có nghĩa là "ngọn núi ánh sáng". Viên kim cương này bị Công ty Đông Ấn của Đế chế Anh chiếm lấy như một chiến lợi phẩm. Toàn quyền Anh tại Ấn Độ đã giới thiệu viên kim cương này tới nữ hoàng Victoria vào năm 1850. Đó là một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới với kích thước 105 carat. Hiện viên kim cương nằm trên vương miện của thân mẫu nữ hoàng Elizabeth và trưng bày ở Tháp London.
Dù Ấn Độ yêu cầu trao trả viên kim cương nhưng thủ tướng Anh đã từ chối đề nghị này.