Trang sức là một trong những món thời trang không thể thiếu của những phụ nữ “cầu toàn”, bởi chính những món đồ xinh xắn có giá trị về mặt thẩm mỹ sẽ giúp họ hoàn thiện phong cách.
Trong cách tạo dựng dấu ấn riêng, ngoài váy áo thì trang sức là thứ luôn hiển hiện ở câu chuyện thời trang của phái đẹp. Và giữa muôn vàn chất liệu mẫu mã của nhiều loại trang sức, ngọc trai luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tôn vinh nét quý phái và kiêu sa của người sử dụng.
Để biến những viên ngọc trai còn thô từ các trại nuôi trồng và nhân giống trên biển đảo thành những món trang sức giá trị là một câu chuyện khá thú vị. Muốn chiều lòng phải đẹp, mỗi nhà sản xuất trang sức ngọc trai phải đầu tư cho rất nhiều công đoạn.
Trang sức ngọc trai được phái đẹp yêu mến bởi nó tôn vẻ đẹp quý phái và sang trọng cho người sử dụng
Công đoạn quan trọng nhất vẫn là khâu chế tác, chính đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công sẽ nâng tầm giá trị của những nguyên liệu quý như: ngọc trai, vàng, bạc, bạch kim… và biến chúng từ hình hài thô sơ trở thành món trang sức đầy ấn tượng.
Câu chuyện về chủ đề “Nghệ thuật từ đôi tay” lần này sẽ giúp quý độc giả có được nét khái quất nhất về quá trình biến ngọc trai thành đồ trang sức.
Để giải đáp những câu hỏi về quá trình chế tác ngọc trai, chúng tôi đã tìm gặp ông Hồ Thanh Tuấn là một giám đốc điều hành công ty chế tác ngọc trai có tiếng tại Việt Nam.
Được biết, từ năm 2000 khi được tham gia một dự án về ngọc trai của các chuyên gia nước ngoài, ông Hồ Thanh Tuấn đã khám phá ra một công việc hết sức thú vị và mang lại nguồn lợi lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa chất của Việt Nam.
Cũng từ quá trình xây dựng cổng thông tin điện tử, phiên dịch cho các chuyên gia người Pháp, ông Thanh Tuấn đã học hỏi được những kinh nghiệp giá trị về việc nhân giống, nuôi và chế tác ngọc trai. Sau 6 năm thực hiện gia công và cung cấp ngọc trai cho thị trường các nước, ông Thanh Tuấn đã quyết định đầu tư cho sự nghiệp chế tác trang sức ngọc trai tại Việt Nam.
Theo ông Tuấn chia sẻ, để có được một sản phẩm phải trải qua 4 quá trình: nuôi ngọc trai, nhân giống, thiết kế, chế tác. Trong đó chế tác là khâu quan trọng và khó khăn nhất. Nó đòi hỏi sự khéo léo và tay nghề của người thợ thủ công chứ không đơn giản như việc áp dụng công thức như các khâu nuôi – nhân giống ngọc trai.
- Công đoạn nuôi ngọc trai, nhân giống: Nhân của hạt ngọc nuôi được người ta cấy vào, con trai sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt viên hạt này trước khi nó được lấy ra từ 2 đến 6 năm sau đó. Các trại giống nuôi ngọc trai được xây dựng ở biển Côn Đảo, Phú Quốc, Nha Trang.
Với nhiều vùng biển có điều kiện tự nhiên và môi trường thuận lợi nên việc nuôi và nhân giống con trai lấy ngọc không quá mấy khó khăn tại Việt Nam.
- Công đoạn thiết kế: Các mẫu thiết kế trang sức ngọc trai của xưởng ông Thanh Tuấn dựa trên cấu trúc sẵn có mà ông học tập được từ các chuyên gia nước ngoài và phát triển thêm những ý tưởng về hoa văn họa tiết vốn có trong kho tàng văn hóa dân tộc như: hoa văn trống đồng, hoa văn hoa sen, họa tiết trạm trổ đẹp mắt và tinh xảo trong các đình chùa cổ kính…
- Công đoạn chế tác: Để để giải quyết công đoạn khó khăn nhất cho quá trình chế tác ngọc trai, ông đã tìm đến nghệ nhân về kim hoàn nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó hướng dẫn thợ thủ công trong xưởng chế tác theo cách nghề truyền nghề và xây dựng đội ngũ thợ lành nghề cho công ty riêng của mình.
Để hoàn thiện một mẫu sản phẩm đơn giản như nhẫn ngọc trai, hoa tai ngọc trai, một người thợ phải mất thời gian 3 ngày. Còn lại những trang sức đòi hỏi sự cầu kỳ và công phu hơn như vòng cổ, vòng tay, vương miện lại cần khoảng thời gian gấp đôi.
Cũng theo ông Thanh Tuấn chia sẻ, các sản phẩm trang sức ngọc trai đều được thợ lành nghề chế tác theo phương pháp thủ công.
Cùng tìm hiểu quá trình tạo ra những mẫu trang sức từ nguyên liệu quý tại một xưởng chế tác ngọc trai ở Tp.HCM:
Nguyên liệu làm trang sức có được nhờ các công đoạn nuôi ngọc trai, thông thường ngọc trai nuôi phải mất 6 tháng mới có thể thu hoạch (Ảnh: NVCC)
Việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề của thợ thủ công ở đây được thực hiện theo phương pháp nghề truyền nghề từ lớp đàn anh đi trước cho nhóm thợ trẻ đi sau
Với những sản phẩm đơn giản như nhẫn, hoa tai, Anh T – một thợ thủ công tại cơ sở này cho biết anh mất khoảng 3 ngày để hoàn thành